Binh lực và kế hoạch Mặt_trận_Rzhev-Sychyovka-Vyazma

Quân đội Liên Xô

Binh lực

Phương diện quân Kalinin do trung tướng I. S. Konev (đến tháng 10 năm 1942), trung tướng M. A. Purkayev (đến 4 năm 1943) chỉ huy. Thành phần biên chế trong quá trình chiến sự gồm có:

  • Tháng 1 năm 1942:
    • Biên chế cơ bản: Các tập đoàn quân 22, 29, 30, 39.
    • Bộ binh: 31 sư đoàn bộ binh, 9 tiểu đoàn trượt tuyết
    • Kỵ binh: 1 sư đoàn và 1 trung đoàn độc lập
    • Pháo binh: 14 trung đoàn lựu pháo, 9 trung đoàn pháo nòng dài, 1 trung đoàn Katyusha, 2 trung đoàn súng cối cận vệ, 1 trung đoàn chống tăng, 7 trung đoàn phòng không.
    • Thiết giáp: 1 lữ đoàn và 6 tiểu đoàn xe tăng, 2 trung đoàn cơ giới, 1 tiểu đoàn trinh sát cơ giới
    • Không quân: 3 sư đoàn và 8 trung đoàn
    • Công binh: 14 tiểu đoàn
  • Tháng 4 năm 1942:
    • Biên chế cơ bản: Các tập đoàn quân xung kích 3, 4; các tập đoàn quân 22, 29, 30, 31, 39.
    • Bộ binh: 1 quân đoàn và 50 sư đoàn
    • Kỵ binh: 1 quân đoàn và 1 sư đoàn.
    • Pháo binh: 18 trung đoàn lựu pháo, 3 trung đoàn pháo nòng dài, 3 trung đoàn Katyusha, 12 trung đoàn súng cối, 2 trung đoàn chống tăng, 12 trung đoàn phòng không.
    • Thiết giáp: 8 lữ đoàn và 13 tiểu đoàn xe tăng, 1 trung đoàn cơ giới, 1 tiểu đoàn trinh sát cơ giới
    • Không quân: 23 trung đoàn
    • Công binh: 40 tiểu đoàn
  • Tháng 7 năm 1942:
    • Biên chế cơ bản: Các tập đoàn quân xung kích 3, 4; các tập đoàn quân 22, 29, 30, 31, 39, 41, 58.
    • Bộ binh: 1 quân đoàn, 49 sư đoàn, 5 lữ đoàn và 11 tiểu đoàn độc lập.
    • Kỵ binh: 1 quân đoàn, 4 sư đoàn và 1 trung đoàn độc lập.
    • Pháo binh: 18 trung đoàn lựu pháo, 7 trung đoàn pháo nòng dài, 5 trung đoàn Katyusha, 6 trung đoàn súng cối, 5 trung đoàn chống tăng, 2 sư đoàn phòng không.
    • Thiết giáp: 12 lữ đoàn và 7 tiểu đoàn xe tăng, 1 lữ đoàn và 1 trung đoàn cơ giới.
    • Không quân: 6 sư đoàn và 10 trung đoàn
    • Công binh: 14 lữ đoàn và 21 tiểu đoàn
  • Tháng 10 năm 1942:
    • Biên chế cơ bản: Các tập đoàn quân xung kích 3, 4; các tập đoàn quân 22, 39, 41, 43; Tập đoàn quân không quân 3
    • Bộ binh: 1 quân đoàn, 33 sư đoàn, 10 lữ đoàn và 1 tiểu đoàn độc lập.
    • Kỵ binh: 1 quân đoàn.
    • Pháo binh: 18 trung đoàn lựu pháo, 14 trung đoàn pháo nòng dài, 4 trung đoàn Katyusha, 17 trung đoàn súng cối, 12 trung đoàn chống tăng, 2 sư đoàn phòng không.
    • Thiết giáp: 1 quân đoàn, 1 lữ đoàn và 1 tiểu đoàn cơ giới, 9 lữ đoàn và 5 tiểu đoàn xe tăng.
    • Không quân: 6 sư đoàn và 9 trung đoàn độc lập.
    • Công binh: 2 lữ đoàn và 28 tiểu đoàn độc lập.
  • Tháng 1 năm 1943:
    • Biên chế cơ bản: Các tập đoàn quân xung kích 3, 4; các tập đoàn quân 22, 39, 41, 43; Tập đoàn quân không quân 3
    • Bộ binh: 4 quân đoàn, 37 sư đoàn, 16 lữ đoàn.
    • Kỵ binh: 1 sư đoàn.
    • Pháo binh: 26 trung đoàn lựu pháo, 20 trung đoàn pháo nòng dài, 6 trung đoàn Katyusha, 3 lữ đoàn và 13 trung đoàn súng cối, 7 lữ đoàn chống tăng, 10 trung đoàn phòng không.
    • Thiết giáp: 3 quân đoàn và 8 lữ đoàn cơ giới, 9 lữ đoàn và 3 tiểu đoàn xe tăng.
    • Không quân: 3 quân đoàn, 11 sư đoàn và 9 trung đoàn độc lập.
    • Công binh: 3 lữ đoàn và 32 tiểu đoàn độc lập.

Phương diện quân Tây do đại tướng G. K. Zhukov (đến tháng 8 năm 1942), thượng tướng I. S. Konev (đến tháng 2 năm 1943) và trung tướng V. D. Sokolovsky chỉ huy. Thành phần biên chế trong quá trình chiến sự gồm có:

  • Tháng 1 năm 1942:
    • Biên chế cơ bản: Tập đoàn quân xung kích 1, các tập đoàn quân bộ binh 5, 10, 16, 20, 33, 43, 49, 50.
    • Bộ binh: 44 sư đoàn, 26 lữ đoàn và 1 trung đoàn bộ binh; 1 quân đoàn và 2 lữ đoàn trượt tuyết.
    • Kỵ binh: 2 quân đoàn và 12 sư đoàn.
    • Pháo binh: 31 trung đoàn lựu pháo, 25 trung đoàn pháo nòng dài, 23 tiểu đoàn Katyusha, 1 lữ đoàn súng cối, 15 tiểu đoàn chống tăng, 12 trung đoàn phòng không.
    • Thiết giáp: 1 sư đoàn, 14 lữ đoàn và 5 tiểu đoàn xe tăng, 4 trung đoàn và 2 tiểu đoàn cơ giới.
    • Không quân: 1 Cụm không quân chiến lược, 8 sư đoàn và 11 trung đoàn
    • Công binh: 2 lữ đoàn và 39 tiểu đoàn
  • Tháng 4 năm 1942:
    • Biên chế cơ bản: Các tập đoàn quân bộ binh 5, 10, 16, 20, 33, 43, 49, 50, 61; Quân đoàn công binh dặc nhiệm 1
    • Bộ binh: 1 quân đoàn, 55 sư đoàn, 18 lữ đoàn và 27 tiểu đoàn bộ binh; 1 quân đoàn và 3 lữ đoàn trượt tuyết.
    • Kỵ binh: 2 quân đoàn và 6 sư đoàn.
    • Pháo binh: 33 trung đoàn lựu pháo, 16 trung đoàn pháo nòng dài, 14 tiểu đoàn Katyusha, 3 trung đoàn súng cối, 14 tiểu đoàn chống tăng, 3 sư đoàn phòng không.
    • Thiết giáp: 14 lữ đoàn và 1 tiểu đoàn xe tăng, 5 trung đoàn và 8 tiểu đoàn cơ giới.
    • Không quân: 39 sư đoàn
    • Công binh: 1 quân đoàn, 9 lữ đoàn và 52 tiểu đoàn
  • Tháng 7 năm 1942:
    • Biên chế cơ bản: Các tập đoàn quân bộ binh 5, 10, 16, 20, 33, 43, 49, 50, 61; Tập đoàn quân không quân 1; Quân đoàn công binh đặc nhiệm 1.
    • Bộ binh: 4 quân đoàn, 54 sư đoàn, 24 lữ đoàn và 13 tiểu đoàn bộ binh.
    • Kỵ binh: 1 quân đoàn và 3 sư đoàn.
    • Pháo binh: 44 trung đoàn lựu pháo, 23 trung đoàn pháo nòng dài, 16 tiểu đoàn Katyusha, 8 trung đoàn súng cối, 6 trung đoàn chống tăng, 4 sư đoàn phòng không.
    • Thiết giáp: 6 quân đoàn, 35 lữ đoàn và 5 tiểu đoàn xe tăng, 7 lữ đoàn và 6 trung đoàn cơ giới.
    • Không quân: 23 sư đoàn
    • Công binh: 1 quân đoàn, 9 lữ đoàn và 51 tiểu đoàn
  • Tháng 10 năm 1942:
    • Biên chế cơ bản: Các tập đoàn quân bộ binh 5, 10, 16, 20, 29, 30, 31, 33, 49, 50, 61; Tập đoàn quân không quân 1.
    • Bộ binh: 4 quân đoàn, 75 sư đoàn, 17 lữ đoàn bộ binh, 3 lữ đoàn trượt tuyết.
    • Kỵ binh: 2 quân đoàn và 6 sư đoàn.
    • Pháo binh: 54 trung đoàn lựu pháo, 25 trung đoàn pháo nòng dài, 8 tiểu đoàn Katyusha, 9 trung đoàn súng cối, 25 trung đoàn chống tăng, 25 trung đoàn phòng không.
    • Thiết giáp: 3 quân đoàn, 44 lữ đoàn và 7 tiểu đoàn xe tăng, 1 lữ đoàn và 1 trung đoàn pháo tự hành, 2 lữ đoàn và 7 trung đoàn cơ giới.
    • Không quân: 11 sư đoàn, 15 trung đoàn và 1 Cụm không quân chiến lược
    • Công binh: 4 lữ đoàn và 58 tiểu đoàn
  • Tháng 1 năm 1943:
    • Biên chế cơ bản: Các tập đoàn quân bộ binh 5, 10, 16, 20, 29, 30, 31, 33, 49, 50, 61; Tập đoàn quân không quân 1.
    • Bộ binh: 3 quân đoàn, 65 sư đoàn và 7 lữ đoàn bộ binh, 2 sư đoàn bộ binh cơ giới, 14 lữ đoàn trượt tuyết.
    • Kỵ binh: 2 quân đoàn và 6 sư đoàn.
    • Pháo binh: 41 trung đoàn lựu pháo, 2 sư đoàn pháo nòng dài, 5 trung đoàn Katyusha, 2 lữ đoàn và 15 trung đoàn súng cối, 19 lữ đoàn và 12 trung đoàn chống tăng, 2 sư đoàn và 16 trung đoàn phòng không.
    • Thiết giáp: 3 quân đoàn, 18 lữ đoàn và 4 tiểu đoàn xe tăng, 8 trung đoàn pháo tự hành, 8 trung đoàn cơ giới.
    • Không quân: 4 sư đoàn và 15 trung đoàn.
    • Công binh: 4 lữ đoàn và 48 tiểu đoàn

Phương diện quân Bryansk do các trung tướng Ya. T. Cherevichenko (đến tháng 4 năm 1942), F. I. Golikov (đến tháng 7 năm 1942), N. E. Chibisov (đến tháng 9 năm 1942), K. K. Rokossovsky (đến tháng 9 năm 1942) và thượng tướng M. A. Reiter lần lượt chỉ huy. Thành phần biên chế trong quá trình chiến sự gồm có:

  • Tháng 1 năm 1942:
    • Biên chế cơ bản: Các tập đoàn quân bộ binh 3, 13 61; Cụm chiến dịch Kostenko.
    • Bộ binh: 18 sư đoàn và 2 tiểu đoàn bộ binh.
    • Kỵ binh: 1 quân đoàn và 9 sư đoàn.
    • Pháo binh: 5 trung đoàn lựu pháo, 3 trung đoàn pháo nòng dài, 2 trung đoàn Katyusha, 1 trung đoàn súng cối và 3 trung đoàn phòng không.
    • Thiết giáp: 2 lữ đoàn và 1 tiểu đoàn xe tăng, 1 lữ đoàn cơ giới.
    • Không quân: 3 sư đoàn.
    • Công binh: 9 tiểu đoàn
  • Tháng 4 năm 1942:
    • Biên chế cơ bản: Các tập đoàn quân bộ binh 3, 13; Quân đoàn công binh đặc nhiệm 6
    • Bộ binh: 12 sư đoàn và 15 tiểu đoàn bộ binh.
    • Kỵ binh: 4 quân đoàn và 4 sư đoàn.
    • Pháo binh: 7 trung đoàn lựu pháo, 2 trung đoàn pháo nòng dài, 2 trung đoàn Katyusha, 2 trung đoàn súng cối và 5 trung đoàn phòng không.
    • Thiết giáp: 4 lữ đoàn xe tăng, 1 trung đoàn và 3 tiểu đoàn cơ giới.
    • Không quân: 1 cụm không quân chiến dịch và 8 trung đoàn độc lập.
    • Công binh: 1 quân đoàn, 3 lữ đoàn và 16 tiểu đoàn
  • Tháng 7 năm 1942:
    • Biên chế cơ bản: Các tập đoàn quân bộ binh 3, 13, 40, 48; Tập đoàn quân xe tăng 5; Tập đoàn quân không quân 2; Quân đoàn công binh đặc nhiệm 6.
    • Bộ binh: 25 sư đoàn và 10 lữ đoàn bộ binh.
    • Kỵ binh: 2 quân đoàn và 6 sư đoàn.
    • Pháo binh: 20 trung đoàn lựu pháo, 10 trung đoàn pháo nòng dài, 2 trung đoàn Katyusha, 3 trung đoàn chống tăng, 14 trung đoàn súng cối và 8 trung đoàn phòng không.
    • Thiết giáp: 7 quân đoàn, 32 tiểu đoàn xe tăng, 7 lữ đoàn cơ giới, 7 trung đoàn pháo tự hành.
    • Không quân: 1 cụm không quân chiến dịch, 8 sư đoàn và 8 trung đoàn độc lập.
    • Công binh: 1 quân đoàn, 4 lữ đoàn và 24 tiểu đoàn
  • Tháng 10 năm 1942:
    • Biên chế cơ bản: Các tập đoàn quân bộ binh 3, 13, 48; Tập đoàn quân xe tăng 5; Tập đoàn quân không quân 15; Quân đoàn công binh đặc nhiệm 6.
    • Bộ binh: 6 quân đoàn, 19 sư đoàn và 5 lữ đoàn bộ binh.
    • Kỵ binh: 1 quân đoàn và 2 sư đoàn.
    • Pháo binh: 7 trung đoàn lựu pháo, 2 trung đoàn pháo nòng dài, 1 trung đoàn Katyusha, 8 trung đoàn chống tăng, 9 trung đoàn súng cối và 8 trung đoàn phòng không.
    • Thiết giáp: 6 quân đoàn, 13 lữ đoàn xe tăng, 2 lữ đoàn và 1 trung đoàn cơ giới, 6 trung đoàn pháo tự hành.
    • Không quân: 3 sư đoàn và 7 trung đoàn độc lập.
    • Công binh: 1 quân đoàn, 1 lữ đoàn và 20 tiểu đoàn
  • Tháng 1 năm 1943:
    • Biên chế cơ bản: Các tập đoàn quân bộ binh 3, 13, 48; Tập đoàn quân không quân 15;
    • Bộ binh: 22 sư đoàn và 1 lữ đoàn bộ binh.
    • Kỵ binh: 1 quân đoàn và 2 sư đoàn.
    • Pháo binh: 2 trung đoàn lựu pháo, 2 trung đoàn pháo nòng dài, 2 trung đoàn Katyusha, 5 trung đoàn chống tăng, 7 trung đoàn súng cối, 1 sư đoàn và 3 trung đoàn phòng không.
    • Thiết giáp: 1 quân đoàn, 6 lữ đoàn xe tăng; 6 trung đoàn và 1 tiểu đoàn cơ giới, 3 trung đoàn và 2 tiểu đoàn pháo tự hành.
    • Không quân: 3 sư đoàn và 5 trung đoàn độc lập.
    • Công binh: 2 lữ đoàn và 13 tiểu đoàn

Kế hoạch

Sau khi đẩy lùi quân Đức ra xa Moskva và tổ chức các trận phản công thắng lợi ở Tikhvin, RostovYelets, Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô I. V. Stalin cho rằng quân Đức sẽ không chịu nổi các đòn tấn công của Hồng quân, ông yêu cầu Bộ Tổng tham mưu Hồng quân nghiên cứu triển khai ý định tổ chức tổng tấn công trên toàn bộ các mặt trận từ hồ Ladoga đến Biển Đen. Tổng tham mưu trưởng quân đội Liên Xô khi đó, Nguyên soái B. M. Shaposhnikov được giao khởi thảo dự án kế hoạch nhưng trong thâm tâm, ông đồng ý với đại tướng G. K. Zhukov rằng quân đội Liên Xô chưa đủ sức để thực hiện cuộc tổng tấn công toàn diện trên tất cả các mặt trận. Trong hội nghị quân sự ngày 5 tháng 1 năm 1942, đại tướng G. K. Zhukov cho rằng quân Đức mới chỉ bị đánh cho thua đau và tạm thời mất quyền chủ động chứ chưa bị thất bại hoàn toàn. Quân Đức vẫn chiếm ưu thế trên các mặt trận cả về người, xe tăng, pháo và không quân.[14] Tại cuộc họp này, các nguyên soái S. K. TimoshenkoK. E. Voroshilov chủ trương tấn công. I. V. Stalin kết luận:

Quân Đức đang lúng túng trước những thất bại gần Moskva. Lúc này là thời cơ thích hợp nhất để chuyển sang tổng tấn công... Tôi đã nói chuyện với Timoshenko, đồng chí ấy chủ trương tiến công. Cần phải nghiền nát quân Đức nhanh hơn nữa để sang xuân, chúng không thể tiến công được nữa
— I. V. Stalin, [15]

Những ý kiến của B. M. Shaposhnikov và G. K. Zhukov về thực hiện phòng ngự tích cực đã không được chấp nhận. I. V. Stalin cũng bỏ qua cảnh báo của N. A. Voznesensky, chủ nhiệm Ủy ban kinh tế và công nghiệp quốc phòng Liên Xô rằng: "Hiện nay, chúng ta chưa có phương tiện vật chất đủ đảm bảo tiến công đồng loạt trên tất cả các mặt trận". Khi G. K. Zhukov đề nghị chỉ nên tập trung tiêu diệt cánh quân Rzhev - Vyazma của Đức đang uy hiếp Moskva thì I. V. Stalin chấp nhận ngay và lệnh cho B. M. Shaposhnikov gộp ý kiến đó vào kế hoạch tổng tấn công. Và thế là bắt đầu xuất hiện giai thoại về cái gọi là "các cuộc tấn công mang tên Shaposhnikov".[16]

Ngày 7 tháng 1 năm 1942, Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô ra chỉ lệnh yêu cầu các phương diện quân Tây, Kalinin và Bryansk tổ chức tấn công. Phương diện quân Kalinin tấn công từ phía bắc chỗ lồi Rzhev-Vyazma theo hướng chung đến Smolensk và Vitebsk. Phương diện quân Tây tấn công từ phía đông chỗ lồi Rzhev-Vyazma, đánh chiếm Vyazma. Cánh bắc phát triển đến Smolensk. Cánh Nam tiến ra Sukhinichi - Kirov, chi viện cho Phương diện quân Bryansk đánh chiếm Bryansk. Phương diện quân Bryansk tấn công theo hướng tây đến Oryol. Kế hoạch tấn công yêu cầu sử dụng kỵ binh và quân đổ bộ đường không đột kích vào khu vực phía đông Smolensk, chia cắt và bao vây Tập đoàn quân 9 và Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) trong khu vực Rzhev-Vyazma. Dự kiến đến trước mùa hè năm 1942, các phương diện quân sẽ tiến ra tuyến tiếp cận Vitebsk, Smolensk, RoslavlBryansk.[17]

Quân đội Đức Quốc xã

Binh lực

Cụm tập đoàn quân Trung tâm do thống chế Günther von Kluge và thượng tướng Walter Model lần lượt chỉ huy. Biên chế từ tháng 1 năm 1942 đến tháng 1 năm 1943 gồm có:

Tập đoàn quân xe tăng 2

Do trung tướng Rudolf Schmidt chỉ huy. Biên chế qua các giai đoạn của chiến dịch gồm có:

  • Tháng 1 năm 1942:
    • Quân đoàn cơ giới 24 của tướng Willibald Freiherr von Langermann, gồm 1 sư đoàn cơ giới và 2 cụm tác chiến (tương đương sư đoàn)
    • Quân đoàn bộ binh 47 của tướng Joachim Lemelsen, gồm 2 sư đoàn cơ giới, 1 sư đoàn bộ binh và 1 cụm tác chiến.
    • Quân đoàn bộ binh 53 của tướng Heinrich Clößner, gồm 1 sư đoàn xe tăng và 4 sư đoàn bộ binh.
  • Tháng 6 năm 1942:
    • Quân đoàn bộ binh 35 của tướng Edgar Theissen, gồm 3 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn xe tăng 47 của tướng Joachim Lemelsen (cải tổ từ Quân đoàn bộ binh 47), gồm 2 sư đoàn xe tăng và 4 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 53 của tướng Heinrich Clößner gồm 5 sư đoàn bộ binh.
    • Sư đoàn bộ binh 707 (trực thuộc Tập đoàn quân)
  • Tháng 1 năm 1943
    • Quân đoàn xe tăng 47 của tướng Joachim Lemelsen, gồm 2 sư đoàn xe tăng và 4 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 35 của tướng Lothar Rendulic, gồm 2 sư đoàn xe tăng 4, 17 và 2 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 53 của tướng Heinrich Clößner, gồm 7 sư đoàn bộ binh.

Tập đoàn quân xe tăng 3

Do trung tướng Georg-Hans Reinhardt chỉ huy. Biên chế qua các giai đoạn của chiến dịch gồm có:

  • Tháng 1 năm 1942:
    • Quân đoàn xe tăng 46 của tướng Friedrich Kirchner, gồm 2 sư đoàn xe tăng và 1 sư đoàn cơ giới.
    • Quân đoàn xe tăng 56 của tướng Ferdinand Schaal, gồm 2 sư đoàn xe tăng, 1 sư đoàn bộ binh và 1 lữ đoàn cơ giới.
    • Quân đoàn bộ binh 59 của tướng Kurt von der Chevallerie, gồm 2 sư đoàn và 2 trung đoàn bộ binh, 1 lữ đoàn cơ giới.
  • Tháng 6 năm 1942:
    • Quân đoàn bộ binh 9 của tướng Hans Schmidt, gồm 4 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 20 của tướng Friedrich Materna, gồm 1 sư đoàn xe tăng, 4 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn xe tăng 41 gồm 3 sư đoàn xe tăng và 2 sư đoàn bộ binh.
  • Tháng 1 năm 1943:
    • Quân đoàn xe tăng 46 của tướng Hans-Karl von Esebeck, gồm 2 sư đoàn xe tăng, 1 sư đoàn cơ giới và 1 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 9 của tướng Hans Schmidt, gồm 6 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 20 của tướng Rudolf Freiherr von Roman, gồm 3 sư đoàn bộ binh.

Tập đoàn quân xe tăng 4

  • Do trung tướng Richard Ruoff chỉ huy. Từ tháng 5 năm 1942, nó được rút về lực lượng dự bị trực thuộc OKH, đến tháng 7 năm 1942 được đưa vào biên chế Cụm tập đoàn quân Nam. Biên chế trong giai đoạn tham gia các hoạt động quân sự tại Rzhev-Vyazma gồm có:
    • Quân đoàn bộ binh 7 của tướng Ernst-Eberhard Hell gồm 4 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 9 của tướng Hans Schmidt, gồm 1 sư đoàn xe tăng và 3 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 5 của tướng Wilhelm Wetzel, gồm 4 sư đoàn bộ binh.

Tập đoàn quân 2

Do các tướng Maximilian Reichsfreiherr von Weichs, Hans von Salmuth và Walter Weiss lần lượt chỉ huy. Biên chế trong các giai đoạn của chiến dịch gồm có:

  • Tháng 1 năm 1942:
    • Quân đoàn bộ binh 48 do tướng Friedrich-Wilhelm von Chappuis chỉ huy, gồm 3 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 55 do các tướng Erwin Vierow và Rudolf Freiherr von Roman lần lượt chỉ huy, gồm 1 sư đoàn xe tăng, 1 sư đoàn an ninh, 3 sư đoàn và 1 lữ đoàn bộ binh.
    • Cơ quan chỉ huy Quân đoàn 35 (sau khi các đơn vị của quân đoàn này được chuyển thuộc Tập đoàn quân xe tăng 2).
  • Tháng 6 năm 1942:
    • Quân đoàn xe tăng 41 do tướng Josef Harpe chỉ huy, gồm 2 sư đoàn xe tăng, 1 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 55 do tướng Rudolf Freiherr von Roman chỉ huy, gồm 3 sư đoàn và 1 lữ đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 6 do tướng Bruno Bieler chỉ huy, gồm các sư đoàn bộ binh 6, 26, 256.
    • Tập đoàn quân 2 Hungary (1 sư đoàn cơ giới, 4 sư đoàn bộ binh).
  • Tháng 1 năm 1943:
    • Quân đoàn bộ binh 7 do tướng Ernst-Eberhard Hell chỉ huy, gồm 1 sư đoàn xe tăng, 4 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 13 do tướng Erich Straube chỉ huy, gồm 4 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 55 do tướng Rudolf Freiherr von Roman chỉ huy, gồm 4 sư đoàn bộ binh.

Tập đoàn quân 4

Do các tướng Ludwig Kübler, Gotthard Heinrici và Hans von Salmuth đã lần lượt chỉ huy. Biên chế trong thời gian tham chiến tại mặt trận này gồm có:

  • Tháng 1 năm 1942:
    • Quân đoàn bộ binh 12 do các tướng Walter Schroth chỉ huy, gồm 4 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 13 do các tướng Otto-Ernst Ottenbacher và Friedrich Siebert lần lượt chỉ huy, gồm 4 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 40 do các tướng Hans Zorn và Georg Stumme lần lượt chỉ huy, gồm 4 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 43 do các tướng Gerhard Berthold, Kurt Brennecke lần lượt chỉ huy, gồm 3 sư đoàn và 2 trung đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 57 do tướng Friedrich Kirchner chỉ huy, gồm 1 sư đoàn xe tăng 19, 1 sư đoàn cơ giới và 1 sư đoàn bộ binh.
  • Tháng 6 năm 1942:
    • Quân đoàn bộ binh 12 do tướng Walther Gräßner chỉ huy, gồm 3 sư đoàn bộ binh
    • Quân đoàn bộ binh 13 do tướng Erich Straube chỉ huy, gồm 1 sư đoàn xe tăng 11, 2 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 43 do các tướng Joachim von Kortzfleisch và Kurt Brennecke lần lượt chỉ huy, gồm 4 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn xe tăng 56 do tướng Ferdinand Schaal chỉ huy, gồm 1 sư đoàn xe tăng, 1 sư đoàn cơ giới, 1 sư đoàn bộ binh, 1 trung đoàn cơ giới và 1 trung đoàn pháo tự hành.
  • Tháng 1 năm 1943:
    • Quân đoàn bộ binh 12 do tướng Kurt von Tippelskirch chỉ huy, gồm 3 sư đoàn bộ binh 260, 267, 268.
    • Quân đoàn bộ binh 43 do tướng Karl von Oven chỉ huy, gồm 3 sư đoàn bộ binh 31, 34, 137.
    • Quân đoàn xe tăng 56 do tướng Ferdinand Schaal chỉ huy, gồm 5 sư đoàn bộ binh 10, 131, 267, 321, 331.

Tập đoàn quân 9

Do các tướng Walter Model, Albrecht Schubert, Heinrich von Vietinghoff-Scheel chỉ huy. Và đến tháng 12 năm 1942, tướng Walter Model lại một lần nữa quay lại chỉ huy tập đoàn quân này trong 4 tháng. Thành phần biên chế của nó qua các giai đoạn gồm có:

  • Tháng 1 năm 1942:
    • Quân đoàn bộ binh 6 do tướng Bruno Bieler chỉ huy, gồm 1 sư đoàn xe tăng, 5 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 23 do tướng Albrecht Schubert chỉ huy, gồm 3 sư đoàn bộ binh, 1 lữ đoàn kỵ binh..
    • Quân đoàn bộ binh 27 do tướng Joachim Witthöft chỉ huy, gồm 4 sư đoàn bộ binh.
  • Tháng 6 năm 1942:
    • Quân đoàn bộ binh 6 do tướng Bruno Bieler chỉ huy, gồm 1 sư đoàn xe tăng, 3 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 23 do tướng Carl Hilpert chỉ huy, gồm 1 sư đoàn xe tăng, 4 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 27 do tướng Walter Weiß chỉ huy, gồm 1 sư đoàn cơ giới, 3 sư đoàn bộ binh 86, 206, 251.
    • Quân đoàn bộ binh 41 do tướng Josef Harpe chỉ huy, gồm 1 sư đoàn cơ giới 36, 2 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 46 do tướng Hans Zorn chỉ huy, gồm 1 sư đoàn xe tăng, 3 sư đoàn bộ binh.
    • Cụm tác chiến Gruppe Esebeck.
  • Tháng 1 năm 1943:
    • Quân đoàn bộ binh 6 do tướng Hans Jordan, gồm 1 sư đoàn đổ bộ đường không, 3 sư đoàn bộ binh, 1 trung đoàn xe tăng.
    • Quân đoàn bộ binh 23 do tướng Johannes Frießner chỉ huy, gồm 2 sư đoàn xe tăng, 3 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 27 do tướng Walter Weiß chỉ huy, gồm 1 sư đoàn xe tăng 9, 8 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn xe tăng 39 do tướng Robert Martinek chỉ huy, gồm 2 sư đoàn xe tăng, 4 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn xe tăng 41 do tướng Josef Harpe chỉ huy, (cải tổ từ Quân đoàn bộ binh 41) gồm 3 sư đoàn xe tăng, 1 sư đoàn đổ bộ đường không, 1 sư đoàn kỵ binh, 2 sư đoàn bộ binh.

Kế hoạch

Thất bại trong Chiến dịch Typhoon không làm cho Hitler từ bỏ mục tiêu đánh chiếm thủ đô Liên Xô. Quân đội Đức Quốc xã tại Mặt trận phía đông được lệnh duy trì tại đây một trong các đạo quân lớn nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Do thống chế Walther von Reichenau, người được Hitler dự định cử làm Tư lệnh Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) đã tử nạn ngày 12 tháng 1 năm 1942 khi máy bay của ông ta đáp trúng một bãi mìn, nên Thống chế Fedor von Bock được lệnh bàn giao lại Cụm tập đoàn quân Trung tâm cho thống chế Günther von Kluge để nhận chức vụ Tư lệnh Cụm tập đoàn quân Nam. Sau khi về Berlin, Fedor von Bock đã nhắc lại lời đề nghị từ ngày 1 tháng 12 về việc thành lập một hệ thống phòng thủ có chiều sâu đáng kể trên mặt trận để gây sức ép với quân đội Liên Xô trên khu vực phía tây Moskva nhưng không được phản hồi về tiến độ và thời gian xây dựng nó. Hitler cho biết, việc chuyển quân Đức tại khu vực Moskva sang trạng thái phòng thủ chỉ là tạm thời và quân đội Đức ở đây sẽ tiếp tục tấn công khi điều kiện chiến trường cho phép.[18]

Bộ Tổng tư lệnh lục quân Đức dự tính sẽ phòng thủ ở khu vực Rzhev-Vyazma cho đến khi qua mùa đông. Đến mùa hè, họ sẽ tiếp tục mở các cuộc tấn công chiến lược ở hướng tây nam nhằm làm suy yếu quân đội Liên Xô bằng việc cắt đứt nguồn dầu mỏ ở Bacu và các tuyến giao thông chiến lược dọc theo sông Volgasông Đông. Việc duy trì một khối quân từ 4 đến 5 tập đoàn quân ở khu vực tây bắc, Tây và tây nam Moskva sẽ có tác dụng giam chân những tập đoàn quân mạnh của Liên Xô, để Cụm Tập đoàn quân Nam rảnh tay hoạt động trong các chiến dịch hè-thu 1942. Trên chiến trường, quân Đức dự tính rút bỏ những vị trí ngoại vi ở xa, dễ bị cô lập để tập trung binh lực chiếm giữ các vị trí trọng điểm chiến lược, các trung tâm đô thị quan trọng, không chế các tuyến đường sắt và đường bộ, bảo đảm giao thông liên lạc giữa các tập đoàn quân. Các vị trí phòng thủ kiên cố được xác lập trên tuyến Yukhnov - Medyn - Borovsk - Lotoshino - Aleksino - Yelets (eltsy ???) - Selizharovo (nam Ostashkov). Các toán trinh sát mặt trận cũng xác định được ý đồ của quân đội Liên Xô tập trung vào cuộc tấn công nhằm đánh chiếm khu vực Vyazma, bao vây, cô lập Tập đoàn quân 9 và một phần của các tập đoàn quân xe tăng 3 và 4 (Đức) đang hoạt động trong khu tứ giác Smolensk - Vyazma - Rzhev - Olenino. Thống chế Günther von Kluge đã có kế hoạch ban đầu gồm 3 bước để chống lại cuộc tấn công này như sau:[19]

1- Loại bỏ lập tức mối đe dọa đối với Rzhev do Quân đoàn bộ binh 7 đang đóng giữ.2- Thu hẹp khoảng cách giữa Quân đoàn bộ binh 6 và Quân đoàn bộ binh 23.3- Tiêu diệt các lực lượng Liên Xô xâm nhập vào phòng tuyến.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mặt_trận_Rzhev-Sychyovka-Vyazma http://www.historynet.com/film-spurs-russia-to-squ... http://rus-sky.com/history/library/w/ http://rus-sky.com/history/library/w/w06.htm#_Toc5... http://webteleradio.com/movies/archives/2651 http://ww2stats.com/cas_ger_okh_dec42.html http://ww2stats.com/cas_ger_okh_dec43.html http://www.youtube.com/watch?v=W_DG9Wm2H28&feature... http://www.youtube.com/watch?v=nE1F3C3gn_E&feature... http://dulag184.vyazma.info/ http://actualhistory.ru/isaev-rzhev2